Là một quốc gia thuộc nền văn hóa Á Đông, Tết trung thu của Nhật Bản cũng mang nét đẹp, phong tục riêng biệt, không lẫn với bất kỳ quốc gia nào. Vậy “xứ sở mặt trời mọc” này đón Tết trung thu như thế nào, ý nghĩa, nguồn gốc và phong tục nơi đây ra sao? Cùng EHLE Viet Nam khám phá trong bài viết này nhé.
1. Những điều khác biệt của Tết trung thu ở Nhật Bản
1.1. Nguồn gốc tết trung thu ở Nhật Bản
Tết trung thu ở Nhật có tên gọi là Otsukimi (お月見 ) hay còn được gọi là Tsukimi, có nghĩa là ngắm trăng.
Có giả thuyết cho rằng tết trung thu ở Nhật bắt nguồn từ tết Trung thu của Trung Quốc. Ngày lễ này được lưu truyền vào đảo quốc Nhật Bản thông qua những đoàn đi sứ nhà Đường trong thời kỳ Heian (794 – 1185). Ban đầu, tết trung thu chỉ dành cho hoàng gia và tầng lớp quý tộc, nhưng ở thời kỳ Edo (1603 – 1868), ngày lễ này được phổ biến rộng rãi như một lễ hội dân gian.
Nếu ở Việt Nam, trung thu gắn liền với sự tích chú Cuội, chị Hằng thì ở Nhật Bản, trung thu gắn liền với sự tích một chú thỏ ngọc sống chung với thần Mặt Trăng. Người dân Nhật mỗi khi ngắm trăng vào ngày trăng tròn của tháng Tám thường sẽ thấy hình ảnh một chú thỏ đang ngồi ăn bánh bao hoặc đang đứng giã bánh Tsukimi- Dango.
1.2. Ý nghĩa của tết Otsukimi
Tại Việt Nam, tết trung thu còn được gọi thân thương là tết thiếu nhi. Trong ngày lễ này, trẻ em khắp cả nước sẽ ra phố rước đèn, cùng nhau múa hát, phá cỗ dưới ánh trăng ngày rằm. Đây cũng là dịp để gia đình đoàn viên, sum họp, con cháu bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân yêu trong gia đình mình.
Ở Nhật Bản, Tết trung thu đầu tiên được người dân tổ chức vào giai đoạn sau khi đã thu hoạch hoa màu mùa hạ và chuẩn bị bước vào mùa gặt lúa nước. Cũng bởi vậy, tết Otsukimi còn có ý nghĩa như một lời cảm ơn và cầu xin thần linh mang đến những vụ mùa tươi tốt cho con người. Với ý nghĩa đó, Otsukimi đã đi sâu vào đời sống tinh thần của con người Nhật Bản cho đến ngày hôm nay.
1.3. “Tết trung thu 2 lần” ở Nhật Bản
Ngoài đón tết trung thu vào 15/8 âm lịch như ở Việt Nam, tết Otsukimi còn được tổ chức lần 2 vào khoảng một tháng sau đó (tức ngày 13/9 âm lịch). Người Nhật gọi đêm 13 này là “trăng sau”.
Mục đích việc tổ chức ngắm trăng 2 lần vì người Nhật có quan niệm rằng nếu chỉ ngắm trăng vào đêm 15/8 thì chắc chắn sẽ gặp tai họa, xui xẻo. Bởi vậy, người Nhật khi đã ngắm trăng đêm 15 thì nhất định sẽ phải ngắm trăng vào đêm 13. Đây là một nét khác biệt trong tết trung thu ở Nhật Bản so với nhiều quốc gia khác.
2. Phong tục đón tết trung thu tại Nhật Bản
2.1. Hoạt động phổ biến
- Trang trí nhà cửa
Vật trang trí phổ biến nhất trong tết trung thu ở Nhật là cỏ lau – một trong bảy loại cỏ nổi tiếng của mùa thu Nhật Bản. Theo truyền thống từ xa xưa, cỏ lau được xem như hiện thân của thần mặt Trăng, đem đến sự sung túc cho gia đình và giúp mùa màng bội thu. Một số nơi ở Nhật Bản cho rằng hình dáng chĩa nhọn của sợi cỏ lau có khả năng xua đuổi ma quỷ.
- Sum họp cùng gia đình
Người Nhật thích quây quần bên gia đình và cùng nhau làm những món bánh truyền thống đặc trưng trong lễ Otsukimi. Họ đặt những khay bánh ở bên hiên nhà, gần cửa sổ hay bất cứ chỗ nào mà họ có thể ngắm ánh trăng rõ nhất. Cả gia đình vừa thưởng thức bánh, vừa ngắm trăng, trò chuyện, cầu mong sự hạnh phúc, sung túc.
Đặc biệt, theo quan niệm của người dân Nhật Bản, nếu có trẻ em đến tự ý ăn bánh nhà mình thì họ sẽ gặp rất nhiều may mắn trong năm.
- Đồ cúng
Tsukimi-dango là tên gọi của bánh trung thu Nhật Bản (thường được gọi là dango), đây là loại bánh truyền thống được bày ra vào đúng ngày rằm tháng 8 âm lịch. Việc dâng cúng loại bánh này với mục đích chính là để dâng lên thần linh, tổ tiên cầu mong cho mùa màng bội thu, và người Nhật còn quan niệm rằng chúng sẽ giúp bạn trở nên khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Vào đêm 15, người Nhật thường xếp khoảng 15 viên bánh dango lên đĩa để cúng. Tuy nhiên, tùy theo năm thường hay năm nhuận mà cũng có người chọn số bánh bằng số đêm trăng tròn trong năm là 12 hoặc 13 viên, hoặc là 5 viên. Vào đêm 13/9 thì sẽ cúng 13 hoặc 3 viên bánh. Sau khi cúng, bạn có thể thưởng thức món bánh này cùng với gia đình mình.
2.2. Món ăn truyền thống
Có thể nói, Tsukimi-dango (được gọi là dango) là loại bánh truyền thống trong ngày rằm tháng 8 âm lịch. Người Nhật dâng bánh dango lên thần linh, tổ tiên cầu mong sung túc, mùa màng tươi tốt. Họ còn tin rằng ăn bánh này giúp khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Vào đêm 15, người Nhật thường xếp khoảng 15 viên bánh dango lên đĩa để cúng. Tuy nhiên, tùy theo năm thường hay năm nhuận mà cũng có người chọn số bánh bằng số đêm trăng tròn trong năm là 12 hoặc 13 viên, hoặc là 5 viên. Vào đêm 13/9 thì sẽ cúng 13 hoặc 3 viên bánh.
Bên cạnh bánh dango, các món ăn được người Nhật lựa chọn trong Tết trung thu còn có khoai tây, khoai môn, lê và các loại đậu.
Dù ở hai nền văn hóa khác biệt, song tết trung thu ở Nhật Bản và Việt Nam đều có những phong tục văn hóa đặc trưng được gìn giữ qua hàng nghìn năm. Nếu có cơ hội tham gia và trải nghiệm tết trung thu ở Nhật Bản cùng người bản địa, chắc chắn bạn sẽ thêm yêu những điều thú vị và con người nơi đây.
EHLE vẫn liên tục tuyển sinh du học sinh nhật bản cũng như cung cấp các công việc chất lượng cao tại Nhật Bản. Và đừng quên xem các bài viết của EHLE VIET NAM để biết thêm thông tin và chuẩn bị tốt hơn cho thời gian ở Nhật Bản của mình nhé!