EJU (Examination for Japanese University Admission) là kỳ thi được tổ chức với mục đích đánh giá năng lực tiếng Nhật cần thiết và trình độ kiến thức cơ bản của du học sinh người nước ngoài có nguyện vọng theo học tại các trường đại học v.v. của Nhật bản.
Trước đây, du học sinh người nước ngoài muốn du học Nhật Bản, phải trải qua 2 kỳ thi mà nhiều trường đại học (khoa) của Nhật bắt buộc tham dự là “kỳ thi năng lực tiếng Nhật” và “kỳ thi dành cho du học sinh tư phí người nước ngoài”. Nhưng kể từ khi bãi bỏ từ tháng 12 năm 2001, Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) chính thức thay thế và tổ chức ở cả trong và ngoài nước Nhật 2 lần một năm (tháng 6 và tháng 11) bắt đầu từ năm 2002.
Đa số các trường đại học của Nhật sử dụng kết quả thi EJU để xét tuyển nhập học. Như vậy, thí sinh chỉ cần dự thi ở nước mình mà không cần trực tiếp sang Nhật thi đầu vào.
Đối với những bạn du học sinh hoặc những ai có ý định bước chân vào đại học Nhật thì kỳ thi EJU thật sự rất quan trọng. Có rất nhiều trường đại học của Nhật không yêu cầu bạn phải có bằng JLPT (Năng lực Nhật ngữ) mà phải có kết quả của EJU (Kỳ thi đại học dành cho du học sinh) thì mới có thể nộp hồ sơ. Vậy EJU là gì và làm thế nào để ôn EJU một cách hiệu quả, mang lại kết quả tốt nhất? Trong bài viết này mình sẽ giải thích ngắn gọn về kì thi EJU và chia sẻ kinh nghiệm ôn thi EJU môn tiếng Nhật của bản thân mình nhé.!
Kỳ thi EJU là có những đặc trưng riêng gì:
- Là Kỳ thi đại học dành riêng cho Du học sinh.
- Bao gồm tiếng Nhật hội thoại và tiếng Nhật học thuật.
- Không chia cấp bậc như JLPT.
- Một năm thi hai lần: Tháng 6 và tháng 11.
- Có phần thi viết luận.
Mục đích của kì thi EJU.
Kì thi EJU không có đỗ hay trượt như JLPT mà chỉ có điểm số để xét tuyển vào các trường đại học ở Nhật.
Hiện nay đa số các trường đại học của Nhật sử dụng kết quả thi EJU để xét tuyển nhập học.
Các môn thi trong kì thi EJU
Những môn thi của EJU là tiếng Nhật, môn khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học), môn khoa học xã hội và toán học. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu của các trường đại học v.v., các thí sinh có thể lựa chọn môn thích hợp để thi. Ngoài ra, có thể lựa chọn ngôn ngữ để thi (tiếng Nhật hoặc tiếng Anh).
* Lưu ý: Thí sinh không thể đồng thời chọn thi cả 2 môn khoa học tự nhiên và môn khoa học xã hội cùng lúc.
Môn thi | Mục đích | Thời gian làm bài | Phạm vi điểm |
Tiếng Nhật | Đánh giá trình độ tiếng Nhật (Tiếng Nhật hàn lâm) cần có để học tập hoặc nghiên cứu tại các trường đại học của Nhật. | 125 phút |
Đọc hiểu, Nghe hiểu-Nghe đọc hiểu 0~400 điểm |
Bài luận 0~50 điểm |
|||
Khoa học tự nhiên | Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về các môn khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) cần thiết để học tại các ngành thuộc khối khoa học tự nhiên trong các trường đại học của Nhật. | 80 phút | 0~200 điểm |
Khoa học xã hội | Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về môn khoa học xã hội, đặc biệt là khả năng tư duy và lý luận cần thiết để học tại các trường đại học của Nhật. | 80 phút | 0~200 điểm |
Toán học | Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về môn toán cần thiết để học tại các trường đại học của Nhật. | 80 phút | 0~200 điểm |