Bạn đang ấp ủ mong muốn đi du học Nhật nhưng chưa biết cần chuẩn bị những gì và lên kế hoạch ra sao? Đừng lo lắng vì EHLE Viet Nam sẽ giúp bạn nắm bắt quy trình du học Nhật Bản chính xác nhất trong bài viết dưới đây.
8 BƯỚC TRONG QUY TRÌNH DU HỌC NHẬT BẢN
Có rất nhiều bạn muốn tìm hiểu về du học Nhật Bản nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu. Vậy thì hãy tham khảo ngay 8 Bước trong quy trình du học Nhật Bản dưới đây nhé!
1. BƯỚC 1: Tìm hiểu thông tin du học Nhật Bản
Du học Nhật Bản không phải là mục đích cuối cùng. Nhưng đó là bước đầu tiên để biến giấc mơ thành hiện thực. Do đó, bước đầu tiên trong quy trình du học Nhật Bản là bạn phải tìm hiểu kỹ thông tin du học và lên kế hoạch khái quát về hành trình du học của mình.
1.1. Tìm hiểu các hệ du học Nhật: Có 5 hệ du học Nhật gồm hệ THPT, Nhật ngữ, Senmon, Cao Đẳng – Đại học và sau Đại học:
– Hệ THPT: Dành cho các bạn đã tốt nghiệp THCS hoặc đang học THPT tại Việt Nam, muốn học/tiếp tục hoàn thành THPT tại Nhật.
– Hệ Nhật Ngữ/Bekka: 60% DHS Nhật Bản đang theo học hệ Nhật ngữ. Đây là các trường dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài đồng thời ôn thi JLPT, ôn thi EJU giúp DHS học lên chương trình Senmon, Đại học hoặc làm việc tại Nhật.
– Hệ Senmon: Chương trình du học nghề tại Nhật Bản. Tuy nhiên hầu hết DHS sẽ chọn du học hệ Nhật ngữ rồi mới học lên Senmon.
– Hệ Cao đẳng – Đại học: Dành cho các bạn đã tốt nghiệp THPT có trình độ tiếng Nhật hoặc tiếng Anh cao. Có 4 con đường giúp bạn học Đại học tại Nhật:
- Du học THPT rồi học lên như các sinh viên người Nhật.
- Du học hệ Nhật ngữ sau đó thi lên Đại học – Cao Đẳng.
- Du học theo chương trình E-Track.
- Apply học bổng của các trường Đại học.
– Hệ sau Đại học: Dành cho người đã tốt nghiệp Đại học. Yêu cầu cao về trình độ tiếng Anh – tiếng Nhật. Bạn có thể apply học bổng của các trường để tiết kiệm chi phí
1.2. Chi phí du học Nhật
Bạn cần xác định xem sẽ dành khoảng bao nhiêu tiền dành cho việc du học; cũng như liệt kê càng cụ thể càng tốt từng khoản phí cho việc du học Nhật Bản
– Phí dịch vụ xử lý hồ sơ
– Học phí và phí ký túc xá
– Chi phí sinh hoạt sau khi qua nhật (Ít nhất là 6 tháng).
1.3. Chọn ngành khi đi du học Nhật Bản
Việc chọn ngành rất quan trọng. Nếu bạn vẫn chưa chọn được ngành mà mình yêu thích thì đây chính là thời điểm bạn nên chọn và quyết định nên chọn ngành nào.
Một số ngành mà bạn nên chọn khi đi du học Nhật:
– Ngành công nghệ thông tin;
– Các ngành khoa học, kỹ thuật;
– Các ngành liên quan đến nông nghiệp;
– Ngành khách sạn, nhà hàng;
– Ngành y tế: Bác sĩ, Điều dưỡng,…
1.4. Các kỳ du học Nhật Bản
Nhật Bản có 4 kỳ tuyển sinh vào: Tháng 1, Tháng 4, Tháng 7 và Tháng 10.
- Kỳ tuyển sinh chính: Tháng 4 và Tháng 10
- Kỳ tuyển sinh phụ: Tháng 1 và Tháng 7
Thời gian dự kiến du học | Thời gian học tiếng Nhật tại Việt Nam | Thời gian bắt đầu làm hồ sơ tại Việt Nam | Thời gian phải nộp hồ sơ lên Cục XNC Nhật Bản | Thời gian biết kết quả COE |
Tháng 1 | Cuối tháng 6 năm trước | tháng 8 năm trước | tháng 9 năm trước | Cuối tháng 11 năm trước |
Tháng 4 | tháng 7- 8 năm trước | tháng 9-10 năm trước | tháng 11-12 năm trước | Cuối tháng 2 |
Tháng 7 | Cuối tháng 8 năm trước | Cuối tháng 2 | Cuối tháng 4 | Cuối tháng 5 |
Tháng 10 | tháng 1 | tháng 4-5 | Cuối tháng 5-6 | Cuối tháng 8 |
Đừng quên EHLE Viet Nam vẫn đang cung cấp chương trình đào tạo, du học ngắn hạn – dài hạn, nhân sự chất lượng cao tại thị trường Nhật Bản cho khách hàng tại Việt Nam !!!
2. BƯỚC 2: Chọn trung tâm du học Nhật
Bước tiếp theo trong quy trình du học Nhật Bản chính là Chọn công ty Du học Nhật. Bước này rất quan trọng vì nếu chọn trọn sai trung tâm sẽ rất mất thời gian, thậm chí không đi đu học được theo như kế hoạch.
Thực tế, bạn cũng có thể tự chuẩn bị mọi thứ. Tuy nhiên việc chuẩn bị hồ sơ, phỏng vấn với trường và chọn trường,.. cần rất nhiều công sức và kinh nghiệm để có kết quả tốt nhất.
Nếu chuẩn bị không tốt hoặc không đúng quy định, bạn rất dễ trượt COE và Visa.
Tùy từng trung tâm sẽ có mức hỗ trợ DHS và chi phí khác nhau. Tuy nhiên bạn nên chọn trung tâm đã có kinh nghiệm lâu năm, chi phí minh bạch, rõ ràng và liên kết với nhiều trường tại Nhật.
3. BƯỚC 3: Học tiếng Nhật
Khi làm hồ sơ du học Nhật Bản, giấy tờ cần thiết đầu tiên bạn cần phải có là 1 giấy chứng nhận học tiếng Nhật và một chứng chỉ tiếng Nhật. Tùy vào từng hệ du học sẽ có các yêu cầu riêng, cụ thể:
– Hệ THPT: Trình độ tương đương N4. Với các bạn chỉ có N5 sẽ cần tham gia khóa dự bị tiếng Nhật trước khi học chương trình THPT.
– Hệ Nhật ngữ: Yêu cầu N5 nếu đi kỳ tháng 4, 7, 10. Yêu cầu trình độ N3 nếu du học kỳ tháng 1 ( Tuỳ trường và tuỳ khoá học bạn nguyện vọng)
– Hệ Cao đẳng, Đại học:
- Hệ Tiếng Nhật: Yêu cầu trình độ tối thiểu là N3
- Hệ Tiếng Anh: Yêu cầu tối thiểu 5.5 Ielts hoặc 730 TOEIC
– Hệ sau đại học:
- Hệ tiếng Nhật: Yêu cầu trình độ tối thiểu N2
- Hệ tiếng Anh: Yêu cầu Ielts tối thiểu 6.0 hoặc TOEIC 800.
– Hệ Senmon: Yêu cầu tiếng Nhật tối thiểu N3. Nếu bạn nhập học từ Việt Nam thì cần có tối thiệu N2 nếu bạn muốn vào trường tốt.
Thông thường nếu bạn học chương trình tiếng Nhật cấp tốc (tuần học 5 buổi, mỗi buổi học 3 tiếng) thì trong khoảng 3 tháng, bạn hoàn toàn có thể đi đỗ được cấp độ N5.
Trong quá trình du học, tiếng Nhật càng vững bạn sẽ càng có nhiều cơ hội và dễ dàng ổn định cuộc sống hơn, việc làm thêm cũng sẽ có mức lương cao hơn. Vì vậy hãy không ngừng nâng cấp tiếng Nhật từ bây giờ bạn nhé!
4. BƯỚC 4: Chọn trường du học
“Học ở đâu cũng được, cứ vào đã” – là một quan điểm sai lầm. Có rất nhiều bạn vào rồi mới nhận ra trường này không tốt, không phù hợp với nhu cầu của mình.
Đó cũng là lý do bạn cần người có kinh nghiệm tư vấn chọn trường chứ không thể nhắm mắt chọn bừa.
Trước khi chọn trường bạn cần xác định được:
– Mục tiêu của bạn: Lĩnh vực bạn muốn học là gì? Bạn muốn học lên Đại học hay Senmon,..?
– Thời gian, địa điểm: Bạn muốn du học ở khu vực nào? Kỳ tháng mấy?
– Chi phí: Bạn có thể chi trả học phí trong khoảng nào?
– Năng lực của bản thân: Bạn có thế mạnh gì? Kết quả học tập trước đó ra sao?.
Từ những căn cứ trên, chuyên viên tuyển sinh có thể dễ dàng giúp bạn chọn được trường phù hợp với nguyện vọng nhất.
*Lưu ý: Các trung tâm du học có liên kết với nhiều trường sẽ giúp bạn dễ dàng chọn được trường phù hợp hơn
5. BƯỚC 5: Phỏng vấn xin thư mời học
Để nhận được thư mời nhập học, các bạn sẽ cần phỏng vấn với trường, có thể phỏng vấn online hoặc offline. Tuy nhiên sau dịch Covid, hầu hết các trường đều chuyển sang hình thức trực tuyến.
Hầu hết các trường chỉ cho phép ứng viên ứng tuyển 1 lần duy nhất trong 1 kỳ tuyển sinh. Vì vậy nếu trượt phỏng vấn bạn sẽ phải ứng tuyển trường khác hoặc đợi kỳ tuyển sinh sau.
6. BƯỚC 6: Xin tư cách lưu trú – COE
Nhà trường sẽ là đại diện giúp DHS nộp hồ sơ COE lên Cục XNC Nhật Bản. Nhiệm vụ của trung tâm du học là chuẩn bị, hướng dẫn, thu và hoàn thiện hồ sơ gửi sang trường theo thời hạn trường đề ra.
Đối với các bạn du học không qua trung tâm sẽ phải tự chuẩn bị và tự liên hệ để gửi sang trường đúng hẹn.
(Lưu ý: Toàn bộ các tài liệu nộp cho trường và Cục quản lý xuất nhập cảnh cần được dịch thuật sang tiếng Nhật ngoại trừ giấy tờ đã có song ngữ Việt – Anh)
Du học sinh sẽ không phải phỏng vấn để xin COE, nhưng có thể Cục sẽ gọi điện để kiểm tra thông tin và năng lực tiếng Nhật, nên bạn hãy lưu ý nhé!
Thường thì sau 2 tháng khi nộp hồ sơ sẽ có kết quả đỗ COE. Nếu đỗ, trường sẽ gửi kết quả cùng thông báo nộp học phí và COE.
Học phí sẽ được tính bằng tiền Yên Nhật.
7. BƯỚC 7: Xin visa du học Nhật Bản
Sau khi nhận được kết quả đỗ COE bạn sẽ cần chuẩn bị hồ sơ xin visa và nộp cho Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản.
Đại sứ quán có thể gọi bạn đến để phỏng vấn trực tiếp, tỷ lệ trượt visa ngày càng tăng cao do chuẩn bị hồ sơ không kỹ và do sự chủ quan của các bạn sau khi đã đỗ COE.
*Trong trường hợp trượt Visa, sẽ phải đợi ít nhất 6 tháng và phải tiến hành quy trình lại từ đầu: Phỏng vấn xin thư mời nhập học – Xin COE – Xin Visa.
8. BƯỚC 8: Chuẩn bị hành trang Du học Nhật Bản
Bước cuối cùng trong quy trình du học Nhật Bản là đặt vé máy bay và chuẩn bị hành trang sang Nhật.
– Mua vé máy bay: Sau khi hoàn tất các thủ tục, trường sẽ chỉ định ngày nhập quốc cho DHS. Bạn cần đặt vé để đảm bảo tới Nhật đúng theo lịch mà trường đưa ra.
– Chuẩn bị hành trang sang Nhật: Bạn cần lưu ý thật kỹ về các đồ vật nên/không nên mang khi đến Nhật:
- Bắt buộc mang đầy đủ giấy tờ, hồ sơ: Hộ chiếu, COE, thư mời nhập học…
- Không nên mang: Thực phẩm chưa được kiểm dịch, đồ uống, đồ cấm
Trên đây là 8 bước trong quy trình du học Nhật Bản, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào hay có nhu cầu du học hoặc tìm việc làm tại Nhật Bản, đừng ngần ngại liên hệ với EHLE Viet Nam để nhận được hỗ trợ tốt nhất!