TÌM KIẾM VIỆC LÀM

Việc làm mới nhất, đầy đủ ngành nghề, khu vực

Kimono – Trang phục truyền thống của Nhật Bản

Nhắc đến Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến hình tượng những chiếc kimono vô cùng tinh tế và độc đáo. Nó mang trong mình nét đẹp và tinh thần dân tộc của xứ Phù Tang.

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những biểu tượng đặc trưng gắn liền với tinh thần tổ quốc. Ngoài ẩm thực, di tích thắng cảnh, hoa… thì trang phục cũng là một trong biểu tượng độc đáo không thể trộn lẫn của mỗi dân tộc, mỗi đất nước. 

Hãy cùng EHLE Viet Nam tìm hiểu về linh hồn của nền văn hóa Nhật Bản – Kimono. Trải qua hàng ngàn năm thay đổi và phát triển, kimono vẫn luôn giữ được nét riêng và mang giá trị này đến toàn thế giới.

Lịch sử của kimono Nhật Bản

Mặc dù kimono là trang phục truyền thống của đất nước Nhật Bản nhưng có nhiều ghi chép cho rằng nguồn gốc của nó là từ Trung Quốc. Vào đầu thế kỉ thứ 7 dưới triều đại Heian, đường phố Nhật xuất hiện một loại quần áo xuất xứ từ Trung Hoa được gia công tỉ mỉ, sử dụng chất vải mềm mại thay vì cotton thời điểm đó. Tuy nhiên, vị vua đương thời không chấp nhận trang phục xuất thân ngoại quốc trở thành trang phục phổ biến ở Nhật Bản.

Kimono - Nét đẹp truyền thống của đất nước Nhật Bản | Báo Dân trí

Đến năm 984, các thợ dệt vải bắt đầu thiết kế một bộ trang phục tương đồng nhưng lại mang cốt cách của văn hóa Nhật Bản. Từ một bộ quần áo cotton, người Nhật đã chắt lọc những tinh túy, thổi hồn vào trang phục và sớm biến nó trở thành trang phục của xứ Phù Tang.

Thiết kế nguyên thủy của kimono được may với cánh tay xẻ tà dài chạm đất. Bên trong là nhiều lớp áo mỏng được phối màu một cách đặc sắc. Thời gian này, chi phí cho một bộ kimono là cực kỳ đắt đỏ. Vì thế, chỉ có giới thượng lưu mới sử dụng trong các dịp lễ lớn.

Nhiều năm sau, khi thời đại samurai phát triển và có sức lan tỏa, các võ sĩ samurai thường diện kimono khi thi đấu. Đó cũng là lúc kimono trở nên thân thuộc hơn đối với người dân Nhật và dần trở thành quốc phục. Vào thời kỳ Edo (1603 – 1868), kimono có sự thay đổi và cải cách lớn trong thiết kế. Những chiếc thắt lưng obi làm từ vải được thêm vào giúp bộ quốc phục thêm gọn gàng, đẹp mắt.

Thiết kế đặc trưng của kimono

Để có được một bộ kimono đẹp, độc đáo, người nghệ nhân phải chỉn chu trong từng chi tiết. Từ khâu chọn vải, chọn màu, trang trí hoa văn đến việc lựa chọn phụ kiện đi kèm. Kimono được thiết kế gồm 8 mảnh ghép có thể điều chỉnh kích thước sao cho phù hợp với người mặc. Màu sắc của kimono thường biểu thị các mùa trong năm và mỗi tầng lớp trong xã hội cũng có màu sắc riêng.

Để làm nên một bộ kimono hoàn hảo, bắt buộc không thể thiếu những chi tiết sau:

Kimono: Đây là trang phục chính, có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như bông, lanh, len và lụa.

Obi: Chiếc thắt lưng được buộc quanh áo kimono. Nút thắt có thể được thắt theo nhiều cách khác nhau.

Juban: Một loại áo lót được sử dụng riêng với kimono.

Koshi-himo: Một chiếc khăn buộc ở thắt lưng để cố định kimono.

Hướng dẫn cách mặc kimono truyền thống của người Nhật | WeXpats Guide

Datejime: Một chiếc thắt lưng khác ở dưới obi giúp obi giữ được hình dạng của nó.

Tabi: Một loại tất đặc trưng với phần ngón chân được chia làm hai phần dùng để đi với giày dép truyền thống của Nhật Bản. 

Geta, Zori: Đây là những loại giày dép truyền thống mặc với kimono. Chúng có hình thức khá giống với những đôi xăng đan hiện đại.

Muôn vẻ của kimono Nhật Bản

Chắc hẳn bạn không khỏi ngạc nhiên khi biết kimono có rất nhiều loại và được sử dụng trong những dịp riêng biệt với nhiều ý nghĩa khác nhau.

Furisode: Đây là loại kimono trang trọng nhất dành cho thiếu nữ và những cô gái chưa kết hôn. Trang phục này thường có vạt áo dài (từ 100-110 cm) và được trang trí với các hoa văn sặc sỡ và bắt mắt. Furisode thường được mặc tại Lễ trưởng thành “Seijin Shiki” của Nhật Bản hoặc trong đám cưới.

Shiromaku: Một cô gái Nhật làm đám cưới theo truyền thống thì sẽ mặc loại kimono rực rỡ, tráng lệ nhất. Loại kimono này được gọi là shiromaku. Đa số mọi người thường thuê loại kimono này bởi nó chỉ được sử dụng trong một ngày, tuy nhiên, giá cho thuê của một chiếc shiromaku cũng khá đắt, lên tới khoảng 5.000 USD.

Tomesode: Một loại kimono trang trọng dành cho phụ nữ đã kết hôn. Theo truyền thống, các bà mẹ thường mặc áo tomesode đen trong đám cưới của con mình. Ngoài ra còn có tomesode màu, đôi khi được mặc bởi những người phụ nữ độc thân.

Tìm hiểu về trang phục truyền thống các nước Á Đông

Houmongi: Nghĩa đen là “kimono đến thăm”, houmongi là một loại kimono phù hợp với mọi lứa tuổi và tình trạng hôn nhân. Bạn có thể nhận biết bộ kimono này bằng các họa tiết chạy trên vai và trên dưới của nó. Loại kimono này có thể được mặc để tham dự lễ cưới hoặc tiệc trà.

Yukata: Đây là loại kimono thường thấy nhất tại các lễ hội mùa hè của Nhật Bản. Yukata được làm từ chất liệu mỏng và các chi tiết cũng đơn giản hơn, phù hợp cho cả phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, yukata của nam giới thường không sặc sỡ như trang phục của phụ nữ.

Komon: Đây là một loại kimono thông thường với những họa tiết trang trí giống nhau. Những bộ kimono này phù hợp cho những hoạt động thường ngày như đi dạo quanh thị trấn hoặc tham dự các lễ kỷ niệm nhỏ.

Iromuji: Một loại kimono trơn, đồng màu, không có hoa văn, được mặc bởi phụ nữ đã kết hôn và chưa lập gia đình. Iromuji có thể có bất kỳ màu nào, ngoại trừ màu trắng hoặc đen, tuy nhiên, chúng có tông màu khá dịu. Chúng nhìn có vẻ đơn giản, nhưng thực tế khá cầu kỳ trong thiết kế và cách mặc.

Xưa kia, cả đàn ông và phụ nữ đều sử dụng kimono như trang phục hàng ngày. Nhưng ngày nay, thường chỉ có phụ nữ Nhật mặc nó như một nghi phục chính thức, còn thường đàn ông chỉ mặc trong các đám cưới hoặc dịp lễ theo kiểu truyền thống.

Các tin tức khác về Nhật Bản

EHLE vẫn liên tục tuyển sinh du học sinh nhật bản cũng như cung cấp các công việc chất lượng cao tại Nhật Bản. Và đừng quên xem các bài viết của EHLE VIET NAM để biết thêm thông tin và chuẩn bị tốt hơn cho thời gian ở Nhật Bản của mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *