TÌM KIẾM VIỆC LÀM

Việc làm mới nhất, đầy đủ ngành nghề, khu vực

Những khó khăn khi đi du học Nhật

Khác với suy nghĩ của nhiều người, đi du học không hề dễ dàng và hào nhoáng. Những khó khăn khi đi du học thì có rất nhiều, và du học Nhật Bản không phải là một ngoại lệ. Thậm chí, ở một đất nước khá là hà khắc về lối sống như Nhật, những khó khăn khi đi Nhật còn nhiều hơn so với các nước khác.

1. Bất đồng ngôn ngữ

Một trong những khó khăn đầu tiên khi đi du học Nhật Bản là ngôn ngữ. Tuy nhiên, vấn đề còn nan giải hơn đối với du học sinh Nhật khi tiếng Nhật không phổ biến ở Việt Nam như tiếng Anh. Phần lớn các bạn sang Nhật đều không có vốn tiếng Nhật đủ để có thể thích nghi ngay với cuộc sống ở Nhật. Do vậy, việc thích nghi với cuộc sống mới còn gian nan hơn.

Ngày càng có nhiều trường Đại học và THPT mở thêm hệ E-track, hệ học bằng tiếng Anh để thu hút thêm học sinh đến với Nhật. Vì vậy mà nhiều bạn nhầm tưởng rằng đến Nhật có tiếng Anh là đủ. Sự thật lại hoàn toàn ngược lại, khi tỉ lệ người Nhật có thể nói bằng tiếng Anh khá thấp. Nếu đã xác định đi du học Nhật, bạn cần phải học tiếng Nhật càng sớm càng tốt nhé!

Tuy nhiên, nếu bạn quyết tâm luyện tập cả 2 vốn ngôn ngữ, bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình E-track của các trường học Nhật Bản nhé!

Khắc phục: Ngay từ bây giờ, nếu bạn đang có ý định đi du học Nhật Bản trong tương lai, hãy lên kế hoạch học tiếng Nhật thật tốt để hoàn thành ước mơ của mình. Nếu cần tư vấn thêm về các lớp học, bạn hãy để lại lời nhắn cho EHLE VietNam để chúng mình có thể hỗ trợ, đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục thứ ngôn ngữ “khó nhằn” này nha!

2. Bất đồng văn hóa

Bất đồng về ngôn ngữ thường đi kèm với bất đồng văn hóa. Mặc dù cũng là một nước châu Á, làm quen với văn hóa nước Nhật vẫn là một khó khăn lớn khi đi du học Nhật Bản.

Du học sinh cần phải làm quen với những điều sau đây:

– Xếp hàng:

Người Nhật có thói quen xếp hàng ở mọi nơi; từ các cửa hàng, ga tàu tới nơi chụp ảnh ở những địa điểm du lịch. Các bạn cần thôi ngay thói quen chen lấn khi sang Nhật nhé.

– Văn hóa trên tàu điện:

Tàu điện là phương tiện di chuyển phổ biến nhất ở Nhật. Đối với nhiều người, trên tàu là lúc họ nghỉ ngơi trước và sau những giờ làm việc. Do đó, gây ảnh hưởng đến người khác trên tàu là điều cấm kỵ. Khi lên tàu bạn nhớ tắt tiếng điện thoại và tránh nghe điện nhé. Ngoài ra, đừng ăn những món ăn nặng mùi trên tàu.

– Luôn luôn tránh gây phiền hà tới người khác:

Người Nhật có ý thức rất cao tới hành động của bản thân khi nó có thể tác động đến người khác. Họ sẽ lập tức xin lỗi nếu vô tình va vào người bạn; hay cúi đầu cảm ơn khi bạn đứng lùi vào nhường chỗ thang máy. Do vậy, đừng im lặng mỗi khi họ làm gì cho bạn hay bạn làm phiền dù chỉ rất nhỏ với họ nhé.

– Phân loại rác:

Đây có lẽ là vấn đề rất nhức nhối đối với các du học sinh. Người Nhật rất coi trọng việc phân loại rác, cũng như vứt rác đúng nơi đúng thời điểm. Thông thường, mỗi khu vực trong thành phố sẽ có lịch đổ rác riêng cho rác đốt được, đồ nhựa, bìa giấy, chai lọ và các loại rác khác. Còn nếu bạn muốn vứt những đồ lớn như tủ hay bàn thì cần phải liên hệ với bộ phận xử lý rác thành phố. Thông thường bạn sẽ tốn thêm một khoản phí tùy thuộc vào kích cỡ đồ vật.

Khắc phục: Trước khi sang Nhật, các bạn cần phải học và rèn luyện rất nhiều các kỹ năng này để không bị sốc với văn hóa Nhật Bản rất lễ nghi và phép tắc. Đặc biệt phải có sức khỏe tốt mới có thể vững vàng nơi xứ người, “có sức khỏe là có tất cả” bạn nhé!

3. Đồ ăn không hợp khẩu vị

Nền ẩm thực của Nhật Bản nhìn chung cũng rất khác so với Việt Nam, từ nguyên liệu đến cách chế biến. Khẩu phần ăn của người Nhật thường có nhiều tinh bột. Trong khi chất đạm và xơ lại ít hơn. Có rất nhiều người khi mới qua Nhật không thể ăn nổi một suất cơm của Nhật, vì phần lớn đều rất ít và thậm chí là không có rau.

Khắc phục: không quá khó khi bạn có thể tự nấu ăn. Có rất nhiều bạn lúc sang đã chuẩn bị cả một kho yếu phẩm để phục vụ nhu cầu ăn uống. Các bạn có thể mang các loại gia vị (nước mắm, mắm tôm, bột ngọt…) và đồ khô (bún khô, phở khô…). Tự chuẩn bị đồ ăn của mình; đồng thời thử nghiệm những món ăn Nhật sẽ giúp các du học sinh dễ quen với đồ ăn ở Nhật hơn.

4. Chi phí đắt đỏ

Nằm trong top 10 nước đắt đỏ nhất thế giới, hẳn có rất nhiều người “hoảng loạn” khi nhìn giá hồi mới sang Nhật. Chưa kể từ tháng 10/2019, chính phủ Nhật chính thức tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10%, khiến cho chi phí trang trải cuộc sống đã đắt còn đắt hơn. 

Chỉ khi các bạn có thể tìm được việc làm thêm thì mới có thể giảm bớt được gánh nặng về chi phí. Đối với các bạn du học sinh, chính phủ Nhật giới hạn thời gian làm thêm là 28 tiếng/tuần. Tuy nhiên, làm đủ 28 tiếng bạn vẫn có thể chi trả được hết các chi phí trong tháng. 

Những mẹo để bạn có thể tiết kiệm được chi phí hàng tháng: 

– Tìm bạn ở chung để chia tiền nhà và hóa đơn:

Khi sử dụng điện, nước và gas ở Nhật, sẽ có một khoản tiền bạn phải trả cho dù có dùng hay không. Do vậy, tìm bạn ở chung sẽ giúp giảm được rất nhiều chi phí đó. Tuy nhiên, cần lưu ý đừng ở quá số người quy định nhé!

Cố gắng đi bộ hoặc di chuyển bằng xe đạp nếu có thể: Tiền tàu và đặc biệt là tiền taxi khá là đắt ở Nhật, lâu dài bạn nên chuyển qua xe đạp.

– Tự chuẩn bị đồ ăn:

Mặc dù đồ ăn sẵn ở siêu thị có giá phải chăng so với ăn ngoài hàng, nếu bạn mua nhiều cũng đắt hơn nhiều so với tự nấu đó. Các bạn hạn chế mua sẵn nhé!

Canh giờ giảm giá của các siêu thị để mua đồ ăn: Thông thường các siêu thị sẽ giảm giá vào cuối ngày, nhiều lúc giảm tới 50% đó. Các bạn cố gắng nhanh tay mua đồ giảm giá nhé!

– Chuẩn bị nhiều thực phẩm từ Việt Nam:

Chịu khó xách nặng một tí nhưng bù lại bạn sẽ có những đồ ăn hợp khẩu vị mà tiết kiệm. Tuy nhiên, Nhật bây giờ đã cấm mang thực phẩm tươi sống và sản phẩm chế biến từ thịt và hải sản. Những đồ bạn có thể an toàn mang đi bao gồm mỳ, các loại gia vị  và đồ khô có nhãn hiệu rõ ràng.

– Dùng “đồ chùa” để tiết kiệm tiền hóa đơn:

Ví dụ như khi học bài bạn có thể đến trường hoặc thư viện để dùng điện, điều hòa và wifi. Mẹo này cực kỳ hữu ích vào mùa đông và mùa hè.

– Cố gắng săn đồ cũ bạn nhé

Bạn có thể tìm được đồ cũ của tất cả những gì cần thiết, như tủ lạnh, máy giặt, giường, bếp… Có rất nhiều cửa hàng bán đồ cũ như các cửa hàng của group Off, bao gồm Book-off, Hard-off hay Mode-off. Hoặc dễ hơn là trước khi vào trường, bạn cố tìm cách liên lạc các senpai, các anh chị học trước chuẩn bị tốt nghiệp để hỏi mua lại đồ nhé.

Khắc phục: Bạn phải lên kế hoạch chi tiêu sao cho phù hợp nhất, cắt bỏ những khoản không cần thiết và cân đối chi phí nếu bạn không muốn trong túi không còn đồng nào. Bên cạnh đó, hãy quân thủ các quy định của chính phủ Nhật về việc làm thêm của du học sinh để không bị trục xuất cũng như ảnh hưởng đến kết quả học tập nhé!

5. Khó khăn khi tìm kiếm công việc làm thêm

Với những bạn đi du học Nhật Bản theo hình thức tự túc thì các bạn sẽ phải vừa học vừa làm. Ngoài thời gian trên lớp, các bạn còn phải đi làm thêm để có thu nhập nhằm trang trải chi phí cho việc học, tiền nhà, tiền sinh hoạt hàng tháng. Các bạn sẽ phải đi trên chính đôi chân của mình. Không còn được cha mẹ hỗ trợ như khi còn ở nhà nữa. 

Các bạn mới sang Nhật còn lạ nước lạ cái, nên việc gì cũng khó khăn hơn. Điển hình như tìm việc làm làm thêm. Nếu đăng ký nộp hồ sơ tại một công ty tư vấn du học Nhật Bản uy tín, các em còn được hỗ trợ giới thiệu việc làm. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp lâm vào hoàn cảnh “đem con bỏ chợ”. Khi các em lên máy bay là công ty đó như trút sạch toàn bộ trách nhiệm, điều này khiến các em càng khó khăn hơn vì không biết phải bấu víu vào đâu. 

Du học Nhật Bản tuy khó khăn nhưng sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và phù hợp với những bạn đã từng trải qua cuộc sống tự lập. Nó chính là hố sâu với những bạn luôn có tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại, không có ý chí vượt khó rồi các bạn ấy sẽ chìm trong điều đó.

Khắc phục: Bạn hãy rèn luyện thể dục thể thao, lối sống lành mạnh để có một sức khỏe tốt, đồng thời cố gắng học tiếng Nhật để có thể tìm được công việc làm thêm dễ dàng, với mức thu nhập cao. Đặc biệt, để hành trình du học thuận lợi, hãy tìm kiếm cho mình một trung tâm du học uy tín làm cầu nối nhé các bạn! Các học viên của Thanh Giang không chỉ nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn của trung tâm mà còn từ các anh chị “senpai” của trung tâm nữa đấy!

6. Nhớ nhà

Nhớ nhà là điều không thể tránh khỏi khi học xa nhà. Giai đoạn nhớ nhà của mỗi người một khác. Có những người ngay từ đầu không quen được sẽ thấy cô đơn mà nhớ gia đình da diết. Tuy nhiên, cũng có những người bị cuốn đi bởi sự mới lạ của cuộc sống mới, cho đến khi nhận ra những khó khăn và vất vả.

Khắc phục: Bạn phải có tâm lý thật vững vàng, bên canh đó ngày nay mạng xã hội rất phổ biến, bạn có thể thường xuyên gọi điện về cho người thân để đỡ nhớ nhà cũng như chia sẻ về tình hình của mình cho người nhà biết nhé!

TỔNG KẾT

Quyết định đi du học đồng nghĩa với việc chấp nhận những khó khăn và thử thách mà cuộc sống mới mang lại. Tuy nhiên, những khó khăn khi du học Nhật Bản sẽ tạo nên môi trường tuyệt vời để bạn phát triển bản thân. Những gì bạn học được từ những khó khăn ấy sẽ là hành trang đáng giá giúp bạn được tự tin vững vàng sau này.

Các tin tức khác về Nhật Bản

EHLE VietNam vẫn liên tục tuyển sinh du học sinh nhật bản cũng như cung cấp các công việc chất lượng cao tại Nhật Bản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *